Аудиокнига: Môn Bấm Huyệt
Жанры аудиокниг
Автор
Описание
Ra đời với khoảng thời gian hơn 30 năm, môn bấm Thập chỉ đạo đã góp phần không nhỏ trong việc chữa trị cho nguời bệnh, trong đó có rất nhiều chứng bệnh mà các cách chữa trị khác đã bó tay… Tuy nhiên, số người học và thực hành phương pháp này lại rất ít… Một trong những nguyên nhân làm cho phương pháp này bị hạn chế không phổ biến rộng được là thiếu tài liệu nghiên cứu, nhất là về mặt lý thuyết.
Chúng tôi đã gia tâm nghiên cứu phương pháp bấm này từ hơn 20 năm nhưng đều lâm vào bế tắc, thậm chí hầu như muốn bỏ cuộc… Mãi cho đến năm 1996 khi tình cờ gặp được một số người có cơ thể ‘Nhạy cảm’ (sensible), lúc đó mọi sự mới bắt đầu biến đổi.
Thực tế lâm sàng cho thấy, một số người, do đặc ân thiên phú hoặc do tập luyện, cơ thể của họ có khả năng nhận biết được các kích thích từ bên ngoài đưa vào cơ thể của họ. Lợi dụng điều này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và tích lũy được một số nhận xét như sau:
Trên lâm sàng có một số người có khả năng ‘Nhậy cảm’ và thường ở trong các nhóm sau:
1- Do thiên phú (trời ban): cơ thể của những người này, do một sự cấu tạo đặc biệt nào đó… có được sự nhậy cảm, nhiều khi rất tuyệt vời. Có những người có thể xếp vào loại ‘Siêu nhậy – Très sensible – Very sensible ’. Gặp những người này, việc nghiên cứu rất đạt hiệu quả vì họ có thể mô tả rất rõ từng đường dẫn truyền, từng tác dụng đối với từng huyệt vị, từng loại kích thích đưa vào cơ thể của họ.
2 – Loại người ‘Nắng không ưa, mưa không chịu ‘, rất dễ thay đổi với thời tiết bên ngoài, với các kích thích bên ngoài, vì vậy cơ thể của họ cũng khá nhậy bén khi đưa các luồng kích thích vào để khảo sát.
3 – Những người luyện tập Thiền, Yoga, Khí công… lâu năm, có nội lực sung mãn… cũng có thể cảm nhận được những luồng kích thích từ bên ngoài đưa vào cơ thể của họ.
Thập Chỉ Đạo là Phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc hiệu quả kỳ diệu 4 – Những người tàn tật: bại liệt, mù… hình như để bù vào sự mất mát của các phần cơ thể bị tàn tật, nhiều người trong số đó cũng có được khả năng nhậy cảm đối với các kích thích đưa vào và thích ứng cho việc nghiên cứu, khảo sát các luồng dẫn truyền trong cơ thể của họ.
Qua những nhóm người nhậy cảm trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thử nghiệm dần… và bước đầu đã hình thành được những cơ sở nghiên cứu cho môn bấm huyệt ‘Thập chỉ đạo’. Đồng thời qua đó, chúng tôi cũng xác định lại được các thủ pháp, vị trí của các đường kinh, huyệt vị… xử dụng trong môn bấm Thập chỉ đạo… Và từ đó đã ghi chép lại trong nội dung của quyển sách này, giúp cho việc nghiên cứu về phương pháp bấm ‘Thập chỉ đạo’ có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn…
Chúng tôi xin chân thành cám ơn anh Nguyễn văn Hoá (một trong những học trò chân truyền của bà Huỳnh thị Lịch ở tp Hồ Chí Minh và cũng là người triển khai sâu về phương pháp bấm này), đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tư liệu rất quý về phương pháp bấm Thập chỉ đạo này.
Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn anh Long (1 cơ thể ‘siêu nhậy’ tại Tp. HCM ), cô Sương (1 cơ thể ‘siêu nhậy’ tại Tp. Biên Hòa), bác Nguyễn văn Ngọc, anh Hoàng văn Lựa, chị Nga, chị Vân, chị Yến (Tp. HCM), bà Nguyễn thị Xuyến (Việt kiều ở Tây Đức), cô Ngân, Tú Trinh, chị Huệ, anh Lai, Duy Khanh (Đồng Nai)… đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khảo sát, thử nghiệm, thu hình (vào các băng video)… để nghiên cứu và hình thành tập sách này.
Đây là một phương pháp tương đối rất độc đáo trong lãnh vực bấm huyệt và xứng đáng là nét độc đáo riêng cho môn bấm huyệt của Việt Nam. Chúng ta, người Việt Nam, không nên và không thể bỏ qua cũng như quên lãng phương pháp này.
Có thể tìm học Phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc ở đâu? Khi bà Lịch còn sống, dù đã có một vài nơi triển khai phương pháp này, qua một số lớp học do đích thân bà Lịch hướng dẫn hoặc do một số học trò của bà tự phát mở lớp, nhưng chưa có lớp học nào đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu và thực hành phương pháp này, chỉ có lớp ở Tiền Giang, do đích thân bà Lịch hướng dẫn, nhưng cũng chỉ mới giới thiệu được một phần của phương pháp này. Sau lớp học này vì nhiều lý do mà phương pháp này không được triển khai và phổ biến. Khi bà Lịch mất đi (năm 2008), nếu cứ để tình trạng không người thừa kế thì chỉ vài năm nữa, phương pháp bấm huyệt này sẽ đi vào quên lãng. Đồng Nai có đến 2 học trò tiên khởi và được chân truyền của bà Lịch là soeur Nguyễn thị Mary và thầy Trần quốc Sử. Hai vị này đã theo học bà nhiều năm và cũng đã ứng dụng lâm sàng mấy chục năm qua, vì vậy, chúng tôi đã mời 2 vị này, cùng với một số thầy thuốc có tâm huyết với môn bấm huyệt, đặc biệt là môn bấm ‘Thập chỉ đạo’ để cố gắng mở các lớp thừa kế phương pháp này, mong sao phương pháp này tiếp tục được thừa kế và phát triển ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Lớp bấm huyệt ‘Thập chỉ đạo’ đầu tiên được Hội Đông y tỉnh Đồng Nai tổ chức vào ngày 22/11/2008 với gần 100 học viên tham dự. Sau 6 tháng học tập, triển khai, thừa kế, chúng tôi rút được nhiều kinh nghiệm để soạn lại tài liệu này, với nhiều bổ sung, nghiên cứu sâu hơn… và hoàn chỉnh dần phương pháp bấm huyệt ‘Thập chỉ đạo’.
Công việc nghiên cứu, ứng dụng phương pháp bấm huyệt ‘Thập chỉ đạo’ vẫn đang được tiếp tục triển khai, nhất là tại ‘Phòng chẩn trị YHCT Tuệ Tĩnh Đường’ thành phố Biên Hòa… Tuy nhiên, qua những gì đã tích lũy được, chúng tôi soạn lại quyển sách này để cung cấp thêm tài liệu tham khảo và nghiên cứu cho những ai say mê và muốn nghiên cứu môn bấm huyệt này. Vì thế, chúng tôi mong được sự cộng tác của nhiều người để hy vọng trong tương lai sẽ hoàn chỉnh được phương pháp bấm huyệt này, góp phần vào việc phục vụ người bệnh cũng như đóng góp cho nền Y học Việt Nam thêm phong phú.
Chúng tôi ước mong được đón nhận những ý kiến đóng góp và khích lệ để việc giảng dạy và biên soạn các tài liệu về môn bấm ‘Thập chỉ đạo’ sẽ ngày càng phát triển và hoàn chỉnh hơn.
Понравилось то, что вы услышали? Поделитесь этим с друзьями и семьей!.